English
English
Tiếng Việt
ภาษาไทย
繁體中文
한국어
Bahasa Indonesia
Español
Português
zu-ZA
0

Market Analysis

Sự Giảm Giá Gần Đây Của Vàng: Liệu XAU/USD Có Hồi Phục Từ Mức Hỗ Trợ $2,982?
Dupoin · 243.1K Views

EURUSD Tăng Vọt Các Yếu Tố Kỹ Thuật và Cơ Bản Đề Xuất Tiềm Năng Tăng Trưởng Tiếp Tục

Screenshot 2025-04-07 122217

Tổng quan thị trường

Hoa Kỳ

Thị trường Hoa Kỳ đang đối mặt với làn sóng bán tháo mạnh sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 10% lên toàn bộ hàng nhập khẩu, cùng mức thuế cao hơn với Trung Quốc, EU và Nhật Bản. Diễn biến này thổi bùng lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu kéo dài, khiến các chỉ số chứng khoán tương lai đồng loạt lao dốc. S&P 500 giảm gần 4%, Dow Jones mất hơn 8%, và Nasdaq sụt mạnh – đẩy thị trường tiến sát vùng “bear market”. Nhà đầu tư toàn cầu chuyển hướng sang tài sản phòng thủ, tạo áp lực lan rộng trên toàn bộ thị trường tài chính.

Tâm lý nhà đầu tư chuyển sang trạng thái phòng thủ, khi dòng tiền rút khỏi tài sản rủi ro như cổ phiếu và tiền mã hóa. Kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất hơn 100 điểm cơ bản trong năm 2025 đang được định giá lại mạnh mẽ.

Trung Quốc

Đồng nhân dân tệ (CNY) giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tháng, cả trên thị trường onshore và offshore, do lo ngại về đòn thuế trả đũa qua lại. Bắc Kinh đã áp thuế 34% lên toàn bộ hàng nhập khẩu từ Mỹ và bổ sung nhiều công ty Mỹ vào danh sách kiểm soát xuất khẩu. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) giữ tỷ giá cố định ở mức ổn định, tránh phá giá sâu nhằm duy trì ổn định tài chính.

Trong bối cảnh này, đồng đô la Mỹ vẫn giữ được sự ổn định so với các đồng tiền châu Á. Theo Goldman Sachs, các ngân hàng trung ương khu vực không ủng hộ đồng tiền mạnh hơn để tránh ảnh hưởng đến xuất khẩu. Dù vậy, có sự phân hóa giữa các cặp tỷ giá USD/châu Á, như peso Philippines được kỳ vọng vượt trội nhờ kinh tế định hướng nội địa. Căng thẳng thương mại làm dấy lên lo ngại suy giảm tăng trưởng tại Trung Quốc nếu không có biện pháp điều chỉnh tỷ giá phù hợp.

XAU/USD

XU HƯỚNG: Giảm

Sau khi đạt đỉnh lịch sử tại $3,167.57 vào ngày 3/4, giá vàng đã điều chỉnh mạnh và chạm mức thấp nhất trong hơn ba tuần tại $2,970 vào đầu phiên ngày 7/4. Hiện tại, giá đã phục hồi trở lại quanh vùng $3,025, cho thấy lực cầu bắt đáy xuất hiện tại vùng hỗ trợ mạnh $2,982. Dù cấu trúc tăng trung hạn vẫn chưa bị phá vỡ hoàn toàn, xu hướng ngắn hạn đang tạm nghiêng về điều chỉnh.

PHÂN TÍCH CƠ BẢN

Chính sách tiền tệ và tác động từ Fed:

Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo rằng các đợt tăng thuế quan gần đây đang làm gia tăng nguy cơ lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm lại, làm khó khăn thêm cho định hướng chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Điều này khiến thị trường kỳ vọng Fed có thể giữ lãi suất ổn định lâu hơn, đồng thời dấy lên lo ngại về chính sách thắt chặt quá mức.

Lạm phát và động lực thị trường:

Vàng đã giảm mạnh hơn 3% vào thứ Sáu tuần trước khi nhà đầu tư buộc phải bán vàng để bù lỗ từ các tài sản khác trong đợt bán tháo trên toàn thị trường do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu.

Việc nhà đầu tư chốt lời và gọi margin call đã khiến vàng rơi vào một vòng xoáy bán tháo ngắn hạn, dù yếu tố cơ bản vẫn ủng hộ xu hướng tăng trong trung - dài hạn.

Báo cáo CPI và PPI của Mỹ trong tuần này sẽ là yếu tố then chốt xác định liệu Fed có thay đổi chính sách hay tiếp tục giữ lãi suất cao hơn kỳ vọng.

Địa chính trị và tâm lý thị trường:

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang mạnh khi Trung Quốc đáp trả bằng thuế 34% lên toàn bộ hàng nhập khẩu từ Mỹ và áp đặt hạn chế xuất khẩu đất hiếm.

Tổng thống Trump công bố loạt thuế quan mới đã khiến hơn 6 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa bị thổi bay khỏi thị trường chứng khoán Mỹ, làm gia tăng nhu cầu tiền mặt và thanh khoản.

Tuy nhiên, trong bối cảnh bất ổn này, vàng vẫn được xem là nơi trú ẩn an toàn, đặc biệt với động thái các Ngân hàng Trung ương tiếp tục tích lũy vàng, giúp hỗ trợ xu hướng giá trong trung - dài hạn.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Kháng Cự Quan Trọng

        $3,038: Kháng cự gần nhất, trùng với đường EMA 89 – vùng giá cần vượt qua để phục hồi xu hướng tăng.

       $3,057: Vùng cung mạnh và kháng cự tiếp theo. Nếu giá vượt qua mức này, mục tiêu sẽ hướng lại về vùng đỉnh lịch sử $3,085 – $3,167.

Hỗ Trợ Quan Trọng

       $3,000: Mốc tâm lý và kỹ thuật quan trọng.

       $2,982: Hỗ trợ mạnh và là vùng giá mà phe mua đang phản ứng tốt, trùng với đường EMA 200.

       $2,956 – $2,922: Vùng hỗ trợ tiếp theo nếu giá tiếp tục điều chỉnh.

       $2,858: Hỗ trợ cứng, nếu bị phá vỡ sẽ xác nhận khả năng đảo chiều xu hướng tăng trung hạn.

Chỉ báo kỹ thuật

Hiện RSI quanh mức 40.33, cho thấy thị trường đang trong trạng thái điều chỉnh, nhưng có thể phục hồi nếu RSI bật lên trên mốc 50. Trước đó RSI đã thoát khỏi vùng quá mua (trên 70), đồng thời hình thành phân kỳ dương nhẹ, hỗ trợ cho kịch bản hồi phục ngắn hạn.

Khối lượng giao dịch và hành động giá

       Khối lượng tăng mạnh trong nhịp rơi cho thấy áp lực bán lớn, nhưng cây nến rút chân tại $2,982 phản ánh lực mua bắt đáy bắt đầu xuất hiện.

       Nếu giá giữ vững trên $2,982 – $3,000, nhiều khả năng thị trường sẽ có nhịp hồi kỹ thuật lên vùng $3,038 – $3,057 trước khi quyết định hướng tiếp theo.

Mặc dù vàng đang điều chỉnh ngắn hạn do áp lực chốt lời và nhu cầu thanh khoản từ đợt bán tháo thị trường, các yếu tố cơ bản dài hạn vẫn hỗ trợ cho xu hướng tăng. Vùng hỗ trợ $2,982 đang đóng vai trò quan trọng, là nơi nhà đầu tư có thể theo dõi phản ứng giá để xác định cơ hội giao dịch hợp lý.

image.png 

BTCUSD

DỰ ĐOÁN: Giảm

Bitcoin đang trong xu hướng giảm ngắn hạn rõ rệt. Giá đã phá vỡ vùng hỗ trợ mạnh $80,000 và hiện giao dịch quanh $78,000 với nhiều tín hiệu tiêu cực trên cả biểu đồ giá và khối lượng. RSI tiến vào vùng quá bán cho thấy áp lực bán đang chiếm ưu thế. Cấu trúc xu hướng hiện tại chưa có tín hiệu đảo chiều rõ ràng. Nhà đầu tư nên thận trọng quan sát vùng hỗ trợ sâu hơn để tìm cơ hội giao dịch phù hợp.

PHÂN TÍCH CƠ BẢN

Tác động từ chính sách thương mại và thị trường toàn cầu

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mở rộng chính sách áp thuế toàn cầu đã gây ra làn sóng bán tháo trên khắp các thị trường tài chính, trong đó có cả tiền mã hóa. Mỹ đã áp thuế 10% lên tất cả hàng nhập khẩu từ ngày 5/4, với các mức cao hơn lên Trung Quốc (34%), EU (20%), và Nhật Bản (24%).

Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm mạnh: Nikkei giảm 8%, Kospi -4.6%, Shanghai -5.8%, Shenzhen -7.2%, khiến tâm lý thị trường trở nên cực kỳ tiêu cực.

Tổng thanh lý các vị thế crypto trong 24h qua đạt khoảng $890.9 triệu, trong đó vị thế Long bị quét chiếm $758.2 triệu → cho thấy thị trường bị ảnh hưởng nặng bởi tâm lý “Sell Now, Think Later”.

Chính sách tiền tệ và kỳ vọng về Fed

Áp lực từ đợt suy giảm mạnh khiến thị trường hiện đang định giá hơn 100 điểm cơ bản cắt giảm lãi suất trong năm 2025 từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Tuy nhiên, trước làn sóng bán tháo tài sản rủi ro, USD đang có xu hướng tăng nhẹ, khiến BTC thêm áp lực trong ngắn hạn.

Tâm lý thị trường và các sự kiện nội bộ

Chỉ số Crypto Fear & Greed rơi về mức 23 – “Extreme Fear”, phản ánh tâm lý bi quan rõ rệt trong cộng đồng đầu tư.

Các vấn đề về bảo mật như tấn công "Bitcoin address poisoning", cũng như rủi ro từ 390,000 người dùng FTX có thể không được hoàn tiền, càng khiến dòng tiền e ngại rủi ro.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư như Arthur Hayes và Bill Ackman cho rằng đợt bán tháo này có thể là chất xúc tác cho một chu kỳ tăng trưởng mới nếu chính sách được nới lỏng hoặc các biện pháp kích cầu được công bố.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 

Kháng cự quan trọng

       $80,000: Vùng kháng cự gần nhất sau khi bị phá vỡ.

       $85,593: Trùng với đường EMA 200 – vùng kháng cự kỹ thuật mạnh.

       $88,756: Vùng supply zone và Bear OB lớn, nếu giá hồi phục, đây sẽ là vùng chốt lời mạnh.

Hỗ trợ quan trọng

       $76,619: Vùng hỗ trợ hiện tại, giá đang test và có phản ứng nhỏ.

       $73,864: Hỗ trợ cứng hơn, nếu thủng vùng này có thể về sâu hơn.

Chỉ báo kỹ thuật

RSI hiện tại ở mức 29.27, rơi vào vùng quá bán → có thể xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật, nhưng cần quan sát lực mua xác nhận.

Khối lượng giao dịch: Khối lượng tăng mạnh trong nhịp rơi → xác nhận áp lực bán thực sự lớn, có thể là tín hiệu của “panic sell” hoặc sự tham gia của tổ chức. Nếu khối lượng giảm dần trong vùng hỗ trợ, khả năng hồi phục kỹ thuật sẽ cao hơn.

Hành động giá:

       Chờ tín hiệu giá tại vùng $76,600. Nếu có phản ứng hồi tốt, có thể mở lệnh buy lướt sóng với mục tiêu quanh $80K – $82K.

       Nếu thủng vùng hỗ trợ này, cần theo dõi vùng $73,800 để tìm điểm mua an toàn hơn.

       Ngược lại, nếu giá quay lại vùng $80K nhưng không thể phá vỡ dứt khoát, có thể xem xét mở lệnh bán tiếp tục xu hướng giảm.

Thị trường đang trong trạng thái nhạy cảm và cực kỳ biến động trước các chính sách thuế của Mỹ và phản ứng dây chuyền từ thị trường toàn cầu. Với sự kết hợp giữa yếu tố kỹ thuật tiêu cực và tin tức cơ bản bất ổn, nhà đầu tư nên ưu tiên chiến lược phòng thủ, kiên nhẫn chờ tín hiệu rõ ràng trước khi hành động.

 image.png 

EUR/USD

 XU HƯỚNG: Điều chỉnh giảm ngắn hạn trong xu hướng tăng

Cặp EUR/USD vẫn đang duy trì cấu trúc tăng trong trung hạn, với các đáy sau cao hơn đáy trước, tuy nhiên hiện tại đang chịu áp lực điều chỉnh ngắn hạn sau khi chạm vùng kháng cự mạnh quanh 1.1145. Đà tăng bị chững lại khi các yếu tố cơ bản toàn cầu tạo áp lực lớn lên các tài sản rủi ro. Tuy nhiên, nếu giá giữ vững trên vùng hỗ trợ quan trọng 1.0875, xu hướng tăng vẫn còn nguyên vẹn.

PHÂN TÍCH CƠ BẢN

Chính sách tiền tệ và tác động từ Fed:

Nhà đầu tư đang đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất sớm nhất vào tháng 5, trong bối cảnh rủi ro suy thoái ngày càng tăng do cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm mạnh xuống 3.89%, phản ánh kỳ vọng cắt giảm lãi suất mạnh mẽ (thị trường định giá gần 5 đợt cắt giảm trong năm 2025).

Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu thận trọng, cho biết còn quá sớm để xác định hướng đi chính sách, nhưng thị trường đã hành động trước.

Tâm lý thị trường và yếu tố vĩ mô:

Tổng thống Trump tiếp tục giữ lập trường cứng rắn với Trung Quốc, bất chấp thị trường chứng khoán Mỹ mất gần 6.000 tỷ USD vốn hóa trong tuần trước. Điều này làm dấy lên lo ngại về rủi ro thanh khoản và một cuộc suy thoái toàn cầu.

Tài sản trú ẩn như Yên Nhật (JPY) và Franc Thụy Sĩ (CHF) tăng mạnh. Trong khi đó, các đồng tiền nhạy cảm với rủi ro như AUD và NZD bị bán tháo, cho thấy tâm lý né tránh rủi ro đang lan rộng.

Chỉ số USD (DXY) giảm nhẹ, phản ánh áp lực kép từ lợi suất thấp và dòng vốn rút khỏi tài sản Mỹ.

Lạm phát và dữ liệu sắp tới:

Dữ liệu CPI Mỹ dự kiến công bố trong tuần có thể tăng nhẹ 0.3%, nhưng tác động có thể bị lu mờ bởi lo ngại suy thoái.

Mùa báo cáo lợi nhuận bắt đầu trong tuần này, với các doanh nghiệp dự báo sẽ hạn chế đưa ra hướng đi do lo ngại ảnh hưởng tiêu cực từ thuế quan.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Kháng cự quan trọng

        1.1145: Đỉnh gần nhất – nếu phá vỡ, có thể mở rộng đà tăng lên vùng 1.12 hoặc cao hơn.

       1.1008: Kháng cự gần – nơi giá đã bật xuống.

       1.0946: Mức đang kiểm tra – thể hiện mức độ quyết liệt của bên bán.

Hỗ trợ quan trọng

       1.0875: Hỗ trợ gần – trùng đường EMA34, quan trọng để duy trì xu hướng tăng.

       1.0788: Hỗ trợ mạnh hơn – kiểm tra lại cấu trúc tăng trung hạn.

       1.0720: Hỗ trợ cứng, trùng đường EMA200 – nơi giới hạn xu hướng dài hạn.

Chỉ báo kỹ thuật

RSI đang ở mức trung tính ~50, trước đó đã vượt quá mua (>80), hiện điều chỉnh giảm, cho thấy áp lực bán đang có nhưng chưa đủ mạnh để đảo chiều xu hướng chính.

Khối lượng giao dịch: Khối lượng không có sự đột biến lớn, cho thấy đây là nhịp điều chỉnh tự nhiên trong xu hướng chính.

Hành động giá:

● Nếu giá giữ được vùng 1.0875, có thể xuất hiện nhịp hồi phục lên lại vùng kháng cự

1.0946 – 1.1008. Nếu thủng 1.0875, vùng hỗ trợ tiếp theo cần theo dõi là 1.0788.

EUR/USD đang điều chỉnh trong xu hướng tăng chính. Các yếu tố cơ bản hỗ trợ khả năng Fed cắt lãi suất, yếu USD, và dòng tiền trú ẩn có thể gián tiếp hỗ trợ EUR. Tuy nhiên, cần theo sát vùng hỗ trợ kỹ thuật quan trọng để đánh giá hành động tiếp theo.

image.png 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm

Đầu tư phái sinh là hình thức đầu tư tài chính tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể dẫn đến mất toàn bộ số vốn. Vì vậy, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng tính hợp pháp của công ty, sản phẩm và các quy tắc giao dịch trước khi quyết định đầu tư. Hãy giao dịch có trách nhiệm và luôn tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.

CẢNH BÁO RỦI RO GIAO DỊCH

Giao dịch ký quỹ sử dụng các sản phẩm đòn bẩy, tiềm ẩn rủi ro cao và không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư. KHÔNG CÓ BẢO ĐẢM LỢI NHUẬN trong các khoản đầu tư của bạn, vì vậy hãy cảnh giác với những lời hứa hẹn chắc chắn sinh lời. Chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng số tiền mà bạn không sẵn sàng mất. Trước khi quyết định giao dịch, hãy đảm bảo bạn hiểu rõ các rủi ro liên quan và cân nhắc đến kinh nghiệm của mình.

Need Help?
Click Here