English
English
Tiếng Việt
ภาษาไทย
繁體中文
한국어
Bahasa Indonesia
Español
Português
zu-ZA
0

Market Analysis

Xuất khẩu cuối năm nhiều tín hiệu khả quan khi đơn hàng và thị trường hồi phục
Vietstock · 1.4K Views

24

Tính đến hết tháng 8/2024, cả nước đã có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 62,6%.

Trong 8 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó tại các thị trường lớn như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có sự tăng trưởng cao.

Dự báo những tháng cuối năm, đơn hàng được ký kết, các doanh nghiệp sẽ tận dụng tốt cơ hội thị trường để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, qua đó đóng góp chung cho tăng trưởng của nền kinh tế.

Doanh nghiệp chủ lực tăng tốc

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong 8 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh chung của nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 265,09 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 73,88 tỷ USD, tăng 21%, chiếm 27,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 191,21 tỷ USD, tăng 13,9%, chiếm 72,1%.

Tính đến hết tháng 8/2024, cả nước đã có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 62,6%.

Đáng chú ý, xuất khẩu tới hầu hết các thị trường, nhất là các thị trường là đối tác thương mại lớn của nước ta trong 8 tháng năm 2024 đều có sự phục hồi tốt và đạt mức tăng trưởng cao ở mức hai con số.

Đơn cử, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng 77,9 tỷ USD, tăng tới 25,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 19%); tiếp đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch đạt 37,86 tỷ USD, tăng 2,8%; thị trường EU đạt 34,4 tỷ USD, tăng 18,5%; Hàn Quốc ước đạt 16,8 tỷ USD, tăng 8,3%; Nhật Bản ước đạt 16,1 tỷ USD, tăng 5,6%...

Dệt may là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam (HN:VGT) (Vinatex) cho biết sau 8 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 28,6 tỷ USD, tăng trưởng gần 7,2% so với cùng kỳ. Đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu tháng 8 đạt 4,66 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ.

“Tháng 8 là tháng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay. Với đơn hàng đã ký kết của quý 3 và đơn hàng đang thảo luận của quý 4 cho nhiều hy vọng về khả năng cán đích 44 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm nay, đạt được mục tiêu cao đặt ra từ đầu năm của toàn ngành,” ông Lê Tiến Trường thông tin.

Với ngành thép, tiêu thụ nhiều mặt hàng cũng thu được kết quả khả quan. Đại diện Tổng Công ty Thép Việt Nam cho hay kết quả tiêu thụ thép cán nguội và tôn mạ là điểm sáng của hoạt động sản xuất-kinh doanh trong tháng 8/2024 khi hai mặt hàng này tiếp tục có tăng trưởng.

Cụ thể, thép cán nguội đạt 65.000 tấn, tăng 6,8% so với tháng 7/2024 và tăng 21,9% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, sản phẩm tôn mạ đạt trên 42.000 tấn, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng gần 43% so với cùng kỳ năm 2023.

Lũy kế 8 tháng năm 2024, tổng tiêu thụ thép thành phẩm của hệ thống VNSteel đạt 2,3 triệu tấn tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thép xây dựng tiêu thụ tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 1,5 triệu tấn; thép cán nguội và tôn mạ với đà tăng từ 67%-73% đạt lần lượt trên 0,5 triệu tấn và trên 0,3 triệu tấn.

“Trong thời gian tới, VNSteel tiếp tục tập trung theo dõi sát tình hình để kịp thời ứng phó với những khó khăn, thách thức tiềm ẩn ở cả diễn biến thị trường lẫn thời tiết; huy động mọi nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và hiệu quả, phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất-kinh doanh năm 2024 Đại hội đồng cổ đông đã giao,” đại diện Tổng Công ty Thép Việt Nam cho hay.

Với ngành thép, tiêu thụ nhiều mặt hàng cũng thu được kết quả khả quan. Đại diện Tổng Công ty Thép Việt Nam cho hay kết quả tiêu thụ thép cán nguội và tôn mạ là điểm sáng của hoạt động sản xuất-kinh doanh trong tháng 8/2024 khi hai mặt hàng này tiếp tục có tăng trưởng.

Cụ thể, thép cán nguội đạt 65.000 tấn, tăng 6,8% so với tháng 7/2024 và tăng 21,9% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, sản phẩm tôn mạ đạt trên 42.000 tấn, tăng 18,2% so với tháng trước và tăng gần 43% so với cùng kỳ năm 2023.

Lũy kế 8 tháng năm 2024, tổng tiêu thụ thép thành phẩm của hệ thống VNSteel đạt 2,3 triệu tấn tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thép xây dựng tiêu thụ tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 1,5 triệu tấn; thép cán nguội và tôn mạ với đà tăng từ 67%-73% đạt lần lượt trên 0,5 triệu tấn và trên 0,3 triệu tấn.

“Trong thời gian tới, VNSteel tiếp tục tập trung theo dõi sát tình hình để kịp thời ứng phó với những khó khăn, thách thức tiềm ẩn ở cả diễn biến thị trường lẫn thời tiết; huy động mọi nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và hiệu quả, phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất-kinh doanh năm 2024 Đại hội đồng cổ đông đã giao,” đại diện Tổng Công ty Thép Việt Nam cho hay.

Bên cạnh đó, vấn đề hàng tồn kho cao tại các thị trường đang dần được khắc phục, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu chủ lực đã gặp những khó khăn trong năm 2023 như: EU và Hoa Kỳ. Đối với Hoa Kỳ, các chỉ số tiêu dùng hồi phục đã trở thành yếu tố hỗ trợ quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, Việt Nam cũng mới nâng cấp mối quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, hứa hẹn sự phát triển bền vững cho quan hệ thương mại giữa hai nước. Còn trong nước, Chính phủ đã có sự vào cuộc mạnh mẽ với nhiều giải pháp hỗ trợ toàn diện cho nền kinh tế.


“Với vai trò là cơ quan chủ trì trong quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đã sớm nhận diện những khó khăn, rủi ro từ các thị trường xuất khẩu để tham mưu, đề xuất các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu. Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam thông qua đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã mở ra các khu vực thị trường mới, giảm rủi ro của việc phụ thuộc lớn vào một số thị trường,” ông Trần Thanh Hải cho biết thêm.

Còn theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, hoạt động xuất khẩu đang là một động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế. Với mức tăng trưởng xuất nhập khẩu trong 8 tháng qua ước trên đạt 413 tỷ USD thì mục tiêu tăng 6% của cả năm gần như chắc chắn đạt được.

Tuy nhiên, để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thúc đẩy hoạt động xuất khẩu đạt được mục tiêu đề ra từ đầu năm, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh đề nghị ngành Công Thương phải đặt trọng tâm vào việc thực thi, tận dụng hiệu quả các cơ hội từ các hiệp định thương mại (FTA); ưu tiên cập nhật, nắm bắt thông tin thị trường nước ngoài; những điều kiện, yêu cầu, những thay đổi của thị trường xuất khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu... từ đó kết hợp với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu để có được đơn hàng không chỉ trong quý 1/2025 mà cho cả năm.

Ông Thịnh cho rằng cần có sự phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan quản lý của Bộ Công Thương với hệ thống Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài và với các ngành hàng cũng như các doanh nghiệp để có sự liên kết, sâu chuỗi và chia sẻ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng tầm doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu về xanh hóa, số hóa để hướng tới xuất khẩu bền vững.

“Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước phải tự đứng trên hai chân của mình. Vừa sản xuất ra những sản phẩm chất lượng mang thương hiệu Việt Nam chinh phục thị trường quốc tế, nhưng vẫn chiếm lĩnh được thị trường nội địa, thúc đẩy tiêu dùng trong nước,” chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh khuyến nghị./.

Need Help?
Click Here